Tổ Chức Lễ Ăn Hỏi Đám Cưới Hoàn Hảo Nhất
Dịch Vụ Tiệc Cưới Hỏi Linh Chi trải qua nhiều lần phục vụ, cung cấp dịch vụ cưới hỏi trọn gói cho hàng trăm đám cưới khác nhau nên có rất nhiều kinh nghiệm muốn chia sẻ cho các đôi vợ chồng trẻ một vài lưu ý để chuẩn bị tốt nhất cho chính đám cưới của mình, bài viết đã tổng hợp và viết lại những kinh nghiệm lễ ăn hỏi cần thiết mà bất kì cặp đôi nào cũng cần lưu ý.
Kinh nghiệm lễ ăn hỏi
Ngày nay văn hóa cưới hỏi đã tân tiến hơn và cởi mở hơn xưa, lễ ăn hỏi đã được gói gọn trong một buổi sáng và cũng đã được rút gọn về hình thức, lễ vật hơn rất nhiều so với trước đây rất nhiều. Số lễ vật ăn hỏi thường được quyết định bởi nhà gái, bởi vì vậy mà còn hay gọi là “thách cưới”. Tùy vào văn hóa, phong tục của mỗi vùng miền, mỗi dân tộc mà số lượng lễ vật ăn hỏi sẽ có phần khác nhau. Chẳng hạn như: lễ vật ăn hỏi ở miền Bắc thường là 3, 5, 7, 9, 11 tráp. Trong khi đó, ở miền Nam thường là 4, 6, 10, 12 tráp.
Ngoài ra, số lượng lễ vật cũng thể hiện những ý nghĩa khác nhau. Điển hình là thể hiện điều kiện, gia cảnh, địa vị của hai gia đình và thành ý và tấm lòng, sự trân trọng của nhà trai đối với nhà gái. Đây cũng là kinh nghiệm lễ ăn hỏi đầu tiên mà cô dâu chú rể cần biết để tránh những thiếu sót trong việc chuẩn bị lễ vật để tránh xảy ra những vấn đề trục trặc không mong muốn.
Kinh nghiệm lựa chọn lễ vật cho lễ ăn hỏi
Trầu cau
Các cụ thường dạy rằng “Miếng trầu là đầu câu chuyện”, “đầu xuôi thì đuôi lọt”. Miếng trầu như tín hiệu thông báo mục đích, ý định của nhà trai sang nhà gái trong buổi lễ quan trọng này. Thường thì người Việt Nam sẽ dựa vào tráp trầu cau để mở đầu câu chuyện như: “hôm nay gia đình chúng tôi có cơi trầu sang để xin thưa chuyện của hai cháu….”. Vì vậy tráp trầu cau là vật phẩm không thể thiếu trong bất kì nghi lễ ăn hỏi nào ở cả ba miền.
Với kinh nghiệm lâu năm, Cưới Hỏi Linh Chi khuyên bạn nên chọn những kiểu tráp trầu cau được sắp xếp gọn gàng nhưng không kém phần sang trọng. Cau được chọn phải là những quả cau tươi, ngon, xanh, không quá già cũng không quá non, để nguyên buồng, có cả cành, râu sẽ rất lịch sự.
Chè Thuốc và Rượu
Người miền Nam thường gọi là trà. Chè được chọn phải là loại chè ngon, thượng hượng, đặc sản của vùng như chè Thái Nguyên, chè Ô Long, chè Sen, vùng Bảo Lộc Lâm Đồng…. Chén trà xanh, điếu thuốc lá thơm ngon sẽ giúp buổi trò chuyện trở nên thoải mái hơn. Ngoài ra, đây cũng là cầu nối vô hình giúp hai bên gia đình nhà trai, nhà gái hiểu nhau hơn.
Bánh phu thê
Bánh phu thê thường được xếp vuông vức trong hộp màu đỏ, bên ngoài có dán chữ hỷ nhỏ như tín hiệu vui của ngày đám cưới. Cái tên bánh phu thê gửi gắm thông điệp: vợ chồng đã là một cặp song hành cùng nhau trong mọi việc và giữ trọn đạo nghĩa đến cuối đời. Mang biểu trưng trăm năm hạnh phúc, đầu bạc răng long.
Bánh cốm
Cốm là hương vị của trời đất, là tinh túy của hạt gạo nuôi sống con người. Vì thế bánh cốm có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Kinh nghiệm lễ ăn hỏi trong việc chọn bánh cốm là: tráp bánh cốm cần có ít nhất 100 bánh trở lên; được xếp theo hình tháp vươn tới trời như một sự kính báo về ngày lễ trọng đại và cầu xin lộc lá, hạnh phúc cho con người. Lễ này thường hay có ở miền Bắc
Hoa quả
Là một phần không thể thiếu. Là một trong những tráp lễ quan trọng hầu như trên cả ba miền Bắc Trung Nam. Trong tráp hoa quả thường có nhiều loại quả khác nhau như: nho, táo, thăng long, cam,….Chúng đều chứa đựng sự tươi mát, ngọt ngào; là kết tinh của các nguồn dinh dưỡng: đất, nước, không khí,…Tráp hoa quả là tượng trưng đôi vợ chồng trẻ luôn tươi mới, ngọt ngào như hương vị của trái cây ngọt ngào.